Những sản phẩm điện tử - điện lạnh đang ngày càng trở nên phổ biến
1. Học nghề điện lạnh, không thiếu việc để làm
Các hệ thống điện lạnh đang ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại, với những hộ gia đình là những máy điều hòa, tủ lạnh cho đến những thiết bị phức tạp hơn như hệ thống làm mát, thông gió, máy lạnh công nghiệp....Nền kinh tế càng ngày càng phát triển, đời sống tăng cao hơn thì những thiết bị điện lạnh càng trở nên phổ biến trong xã hội. Do đó, các học viên học nghề điện lạnh hoàn toàn không phải lo lắng việc thiếu việc làm sau khi ra trường.
Mặt khác, những sản phẩm điện lạnh ngày trước chủ yếu tập trung tại một số thành phố và khu công nghiệp thì ngày nay những sản phẩm như tủ lạnh, máy lạnh đã không còn xa lạ với cả những người dân nông thôn, thêm vào đó các khu công nghiệp đang được phát triển theo sự đi lên của nên kinh tế khi mà một loạt các tập đoàn điện tử lớn như Samsung, LG... đang đổ về Việt Nam để mở nhà may sản xuất. Từ đây nhu cầu nhân lực ngành điện lạnh tại các công ty, khu công nghiệp rất cao. 100% học viên theo học ngành này đều có việc làm là nhận định chung của những người trong ngành
Mức thu nhập cho những học viên trong nghề này nếu là mới ra trường thì từ 3 – 4 triệu/tháng nhưng sau khi đã có kinh nghiệm và tay nghề được nâng cao thì mức thu nhập từ 8 – 10 triệu/tháng là bình thường. Lý do cho mức thu nhập này là ngoài thu nhập từ việc sữa chữa, lắp đặt các thiết bị thì cánh thợ có thể thu nhập thêm từ việc mua bán những thiết bị cũ.
Xem ngay>> Khoá học điều hoà thực tế 100%
Một lớp học lý thuyết tại Trung tâm dạy nghề điện lạnh Bách Khoa
2. Những khó khăn của nghề điện lạnh
Học sửa chữa điện lạnh tuy có thu nhập và công việc tương đối ổn định nhưng có hai vấn đề khó khăn rất lớn mà các học viên cần phải vượt qua nếu muốn thành công với nghề.
Nghề sửa chữa điện lạnh là nghề “ăn đong” khi mà nhu cầu của người dân tăng cao nhất trong những tháng mùa hè. Vào những thời gian cao điểm thì những người thợ sữa chữa, bảo dưỡng máy lạnh phải làm việc có khi từ 5 giờ sáng cho đến 12 giờ đêm là chuyện thường. Vào những ngày này, thợ phải chạy sô không có ngày nghỉ khi mà một ngày có 5, 6 khách yêu cầu là chuyện thường. Nếu như bạn nào làm việc cho các nhà máy hay khu công nghiệp thì công việc sẽ mang tính thường xuyên hơn với những người làm thợ dân dụng.
Điểm khó khăn thứ hai của nghề này đó là độ rủi ro trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng máy móc. Đa phần những thiết bị điện tử hiện nay đều rất tinh vi và thường xuyên có sự thay đổi trong thiết kế. Chính vì thế người thợ phải có khả năng “bắt bệnh” chính xác để vừa đảm bảo được uy tín trong mắt khách hàng lại không tốn chi phí vô ích. Nhiều thiết bị chỉ hỏng một bộ phận nhỏ nhưng khi thay mới lại hỏng cả dây chuyền, từ đó lại gia tăng thêm chi phí hoặc thời gian sữa chữa.
Nghề sửa chữa điện lạnh tuy có những khó khăn và vất vả nhưng lại là một công việc mà người học có thể hoàn toàn yên tâm về đầu ra trong tương lai. Công việc không hề thiếu, thu nhập nằm trong mức khá, cộng thêm với một chút chịu khó, tìm tòi thì sẽ đảm bảo về cuộc sống và thu nhập cho người học về lâu dài.
Tiết thực hành sửa chữa điện lạnh tại Trung tâm dạy nghề điện lạnh Bách Khoa
3. Học nghề sửa chữa điện lạnh ở đâu
Nghề sửa chữa điện lạnh hiện đang được giảng dạy tại rất nhiều các cơ sở đào tạo khác nhau. Trong đó trung tâm dạy nghề điện lạnh Bách Khoa là một trong những địa chỉ giảng dạy nghề uy tín nhất cả nước. Hiện nay, trường đang dạy nghề sửa chữa điện lạnh dân dụng, sau khi học xong ngoại trừ có khả năng sửa chữa các thiết bị như máy lạnh, tủ lạnh thì các học viên còn có khả năng sửa chữa các thiết bị như bếp từ, lò vi ba, bình nóng lạnh, máy giặt.